Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ -khi nào cần xử lý

Có rất nhiều phụ huynh vì lo lắng tình trạng của con mình, sợ ảnh hưởng đến sự phát triển bộ phận sinh dục về sau mà đưa trẻ đi cắt bao quy đầu từ rất sớm. Thế nhưng, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, không phải tất cả các bé trai đều phải cắt bao quy đầu. Vậy, hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ khi nào cần xử lý? Hãy tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Các bác sĩ chuyên khoa Nam học –Tiết niệu tại Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh cho biết, hẹp bao quy đầu sinh lý là việc bao quy đầu và quy đầu dính liền một cách tự nhiên từ khi bé mới sinh ra. Trong những năm tiếp theo bộ phận sinh dục của trẻ bắt đầu phát triển về kích thước, trên bề mặt lớp da này sẽ bong ra, tích tụ thành một chất gọi là bựa sinh dục nằm ở dưới phần da bao quy đầu, chất này giúp bao quy đầu tách dần và có thể tuột ra khỏi quy đầu. Nhiều phụ huynh lại nghĩ cục bựa sinh dục này là con mình bị u bướu. Khi trẻ được 3 tuổi, tỷ lệ hẹp bao quy đầu giảm dần xuống còn 10%. Đến năm 16 tuổi thì chỉ có không tới 1% bé bị hẹp bao quy đầu thực sự. Hẹp bệnh lý là hẹp thật sự khi có sự hiện diện của sẹo xơ. Sẹo xơ được hình thành do viêm nhiễm tái phát nhiều lần ở bao quy đầu bình thường hoặc bao quy đầu dài. Đây là dạng hẹp bao quy đầu cần điều trị.

Xem thêm : Bao quy đầu quá nhạy cảm: nguy hại và khắc phục

Về mặt điều trị, nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu không có biến chứng thì dù lứa tuổi nào, chúng ta cũng nên bắt đầu bằng điều trị bảo tồn không phẫu thuật trước bao gồm nong bao quy đầu và bôi thuốc. Trường hợp thất bại với điều trị bảo tồn thì mới cần tới điều trị phẫu thuật, cụ thể như sau:

– Trẻ dưới 3 tuổi, hẹp bao quy đầu sinh lý, không có biến chứng như nêu ở trên thì không cần thiết can thiệp, kể cả nong tại nhà khi trẻ tắm.

– Trường hợp trẻ hẹp bao quy đầu có biến chứng thì có thể điều trị nhiễm trùng trước, sau đó có thể bôi thuốc có chứa chất kháng viêm và nong bao quy đầu nhẹ nhàng tại nhà lúc tắm cho trẻ vì lúc này bao quy đầu mềm mại.

– Nếu trẻ đã 3-4 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột xuống được thì có thể bôi thuốc lên bao quy đầu để b ao quy đầu có thể tuột xuống, thuốc này được chỉ định bởi các bác sĩ

– Nếu trẻ 7-8 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột được, bôi thuốc cũng không có kết quả, nhất là khi tiểu có hiện tượng bao quy đầu căng phồng hoặc trẻ hay bị viêm bao quy đầu, thì nên tiểu phẫu cắt da quy đầu.

– Nếu trẻ chỉ bị dài và hẹp nhẹ bao quy đầu thì nên chờ đến độ tuổi bắt đầu dậy thì mới tiến hành cắt bao quy đầu đơn giản bằng gây tê tại chỗ.

Trẻ em được chỉ định cắt bao quy đầu trong những trường hợp sau:

– Hẹp bao quy đầu bệnh lý, lúc này bao quy đầu của bé bị chít hẹp xơ chai.

– Trong trường hợp điều trị bảo tồn thất bại.

– Vì lý do tôn giáo, thẩm mỹ hoặc yêu cầu của người nhà.

Trên đây là một số thông tin về hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ khi nào cần xử lý các bậc phụ huynh nên nắm được để chủ động hơn trong việc thăm khám cũng như xử lý cho trẻ đúng cách.

Địa chỉ khám chữa bệnh: Phòng khám đa khoa quốc tế Hồ Chí Minh, số 221 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

Bài viết chi tiết về bệnh hẹp bao quy đầu : http://saigonsongkhoe.net/benh-hep-bao-quy-dau.html