Giá dầu 60 USD/thùng, ngân sách hụt 43.000 tỷ đồng

[ad_1]

Dự trữ dầu khi giá giảm

Giá dầu giảm ảnh hưởng đến thu ngân sách và cân đối ngân sách. Theo Uỷ ban GSTCQG, với dự báo giá dầu thanh toán trung bình năm 2015 là 60 USD/thùng thì thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô sẽ hụt 37.000 tỷ đồng so với dự toán (tương đương với 4% tổng thu NSNN) và giảm 47% so với ước thực hiện của năm 2014.

Bên cạnh đó, giả định các mức thuế nhập khẩu và phí xăng dầu giữ nguyên như đầu năm 2014 thì với giá dầu như trên, thu ngân sách sẽ hụt thêm khoảng 6.000 tỷ đồng. Do vậy, tổng mức hụt thu ngân sách Nhà nước từ xuất khẩu dầu và thuế, phí nhập khẩu dầu vào khoảng 43.000 tỷ đồng, bằng 4,6% tổng thu NSNN năm 2015.

Giá xăng dầu giảm trong năm 2015 là cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí đầu vào, thúc đẩy sản xuất.

Trên cơ sở tính toán của Uỷ ban GSTCQG về tỷ trọng của xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu trong tổng giá trị công nghiệp, với dự báo giá dầu thế giới trong năm 2015 giảm 33% và giả định giá xăng dầu trong nước giảm tương ứng thì giá thành sản phẩm sản xuất trong nước sẽ giảm 3%.

Ảnh minh họa

Để doanh nghiệp tận dụng cơ hội này, Ủy ban GSTCQG khuyến nghị: Chính sách thuế nhập khẩu, phí nhập khẩu xăng dầu cần đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu bảo đảm nguồn thu ngân sách và mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, chính sách quản lý giá cần biện pháp đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu đầu vào phải điều chỉnh giá bán thích hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm giá thành.

Trong khi đó, tại Hội nghị Chính phủ với địa phương ngày 29/12, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: Chính phủ nghiên cứu tăng cường mua dầu để dữ trữ. Đây là cơ hội quan trọng. Chúng ta có thể tạm ngưng hoặc giảm sản lượng khai thác dầu, thay dự trữ ngoại hối thì tăng dự trữ dầu, vì dầu cũng là nguyên liệu rất quan trọng để phục vụ cho sản xuất

Tăng trưởng 6,2% là khả thi

Theo dự báo của Ủy ban GSTCQG, sang năm 2015 tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục xu thế phục hồi và mục tiêu tăng trưởng 6,2% là khả thi. Trong khi đó, môi trường kinh tế vĩ mô có điều kiện để duy trì ổn định, nhất là đối với mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Lạm phát sẽ không có biến động lớn do tổng cầu trong năm 2015 mặc dù cải thiện so với năm 2014 nhưng ở mức độ vừa phải và không gây áp lực lên lạm phát.

Lạm phát trong năm 2015 phụ thuộc chủ yếu vào chính sách quản lý giá các mặt hàng cơ bản. Uỷ ban GSTCQG dự báo lạm phát cơ bản (không tính đến giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa cơ bản và dịch vụ công) trong năm 2014 ở khoảng 3%.

Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi do sự cải thiện về tiêu dùng và đầu tư tư nhân, tăng trưởng trong năm vẫn còn những khó khăn. Một là kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và không ít bất trắc; hai là giá dầu giảm ảnh hưởng đến cân đối ngân sách và khả năng đáp ứng vốn cho đầu tư phát triển; ba là giá hàng hóa thế giới giảm, trong khi tốc độ tăng xuất khẩu đang có xu hướng giảm nhanh, nhất là khu vực nước ngoài.

Ngoài ra, Ủy ban GSTCQG cho rằng cần lưu ý một số yếu tố có thể tạo áp lực lên tỷ giá. Đó là lãi suất USD trên thị trường thế giới tăng sẽ giảm cơ hội duy trì mức chênh lệch cao giữa lãi suất đồng nội tệ và ngoại tệ trong nước. USD nhiều khả năng tiếp tục đà tăng giá so với ngoại tệ khác kéo theo VND lên giá so với ngoại tệ khác, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Với xu hướng giảm giá hàng hóa thế giới trong năm 2015, Ủy ban GSTCQG khuyến nghị cần có các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa sản xuất trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, quản lý nhập khẩu.

Bên cạnh các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cũng cần có các biện pháp khuyến khích tiêu dùng trong nước thông qua phát triển hệ thống phân phối, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

Theo Báo Hải Quan

[ad_2]

— Đăng bởi V —