Nang tuyến Bartholin và những điều cần biết

Nang tuyến bartholin là bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ tuổi sinh sản. Hàng năm, phụ nữ bị nang tuyến bartholin chiếm 2% số bệnh phụ khoa. Mặc dù việc điều trị đơn giản nhưng vấn đề được quan tâm là sự tái phát và chẩn đoán phân biệt nang tuyến với áp-xe hoặc tổn thương ác tính.

Tuyến Bartholin là gì?

Tuyến Bartholin là tuyến thuộc cơ quan sinh dục ngoài, nằm ở cửa âm đạo vị trí 4 giờ và 8 giờ. Đây là những tuyến nhỏ nên rất khó để nhìn hay nhận thấy khi tuyến bình thường. Tuyến có dạng hình cầu, đường kính 1cm, được cấu tạo bởi tế bào trụ tiết nhầy. Chức năng của tuyến là tiết chất nhầy vào trong bề mặt môi nhỏ của âm hộ bao quanh âm đạo, giữ cho vùng đó được bôi trơn khi giao hợp và giữ ẩm.

viem-nang-tuyen-bartholin

Nguyên nhân gây nang tuyến Bartholin

Sự hình thành nang tuyến là do tắc nghẽn ống tuyến, trong khi tuyến vẫn tiếp tục tiết ra chất nhầy, làm hình thành một nang có thành mỏng. Gọi là nang tuyến Bartholin hay cyst Bartholin. Sự tắc nghẽn của ống tuyến có thể do nguyên nhân nhiễm trùng và phù nề làm chèn ép ống tuyến, hoặc do chấn thương, nhiễm trùng mãn tính làm tắc miệng ống tuyến.

Đôi khi nang tuyến bartholin còn do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, Chlamydia hoặc do liên cầu tụ, bệnh cũng có thể gặp trong trường hợp cắt tầng sinh môn.

tuyen-bartholin

Triệu chứng của bệnh

Nang tuyến Bartholin thường gặp ở phụ nữ từ 20-29 tuổi. Nếu tuyến Bartholin không bị nhiễm trùng, triệu chứng phổ biến nhất là có các nốt nhỏ nhưng không đau. Một số có thể tự tiêu mà không cần có tác động gì. Bạn có thể nhận ra những vết đỏ phồng lên ở vùng âm hộ. Các nang có thể phồng lên với kích thước từ 0,64cm – 7,62cm. Người bệnh có thể tự mình phát hiện được hoặc được phát hiện trong khi thăm khám sức khỏe.

Nếu tuyến Bartholin bị viêm, tuyến sẽ không tiết nhờn làm cho đau rát ở âm hộ, âm đạo, ra nhiều khí hư, có khi sốt, đi lại khó khăn, đau khi giao hợp. Lúc đó, tuyến Bartholin sưng to, rắn, khi có mủ trở nên mềm. Nếu không được điều trị, tuyến sẽ sưng to, đầy mủ và tự vỡ khi mủ chảy ra, chỗ vỡ sẽ bị bịt kín lại và tình trạng viêm trở thành mạn tính. Ngoài ta, nếu u nang Bartholin bị nhiễm trùng sẽ tạo thành một ổ áp xe to nhanh trong khoảng 2- 4 ngày và thường rất đau, thậm chí đi lại hay ngồi cũng đau.

Điều trị và phòng bệnh u nang tuyến Bartholin như thế nào?

Cách điều trị

Để điều trị nang tuyến Bartholin, các bác sĩ sẽ khám thực thể, lấy mủ tiết để xác định loại vi khuẩn; đồng thời lấy bệnh phẩm ở cả niệu đạo, cổ tử cung để xét nghiệm vi khuẩn.

 Với phương pháp điều trị nội khoa, các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh là do loại vi khuẩn nào để sử dụng kháng sinh phù hợp hoặc là sử dụng các loại thuốc chống viêm, chống phù nề.

Với phương pháp điều trị ngoại khoa: Các bác sĩ sẽ chích, mở rộng ống tiết, hủy các ngăn vách, dẫn lưu trong 2-3 ngày. Đối với thể mạn tính hay nang hóa, sẽ bóc tách cắt bỏ khối viêm. Sau khi phẫu thuật bệnh nhân có thể về nhà và sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Để bệnh có thể chóng khỏi, cần giữ vệ sinh, khi rửa nên cẩn thận và không nên quan hệ tình dục khi vết thương chưa lành.

Phương pháp phòng bệnh

  • Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn
  • Luôn giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ
  • Nên đi khám phụ khoa định kì

Nếu có thắc mắc hay cần được tư vấn về vấn đề này, bạn có thể nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi điện tới đường dây nóng 04 20202020, các chuyên gia sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Địa chỉ Trung tâm chăm sóc sứ khỏe sinh sản Hà Nội, 38 Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội.