Chuyên gia lý giải về việc nữ sinh bị hoại tử khuôn mặt sau khi nhổ răng

Bệnh nhân là Suth Ret (18 tuổi, ở Campuchia) đã bị viêm cân mạc hoại tử sau khi nhổ 2 răng vào tháng 12/2016.

Do vết thương không được điều trị đúng nên vi khuẩn từ họng đã xâm nhập vào máu, phá hủy phần bên phải, khiến cô gái trở thành người “mất mặt”.

Cách đây hơn một tuần, Suth Ret đã được đưa đến một bệnh viện ở Phnom Penh (Campuchia) trong tình trạng mệt mỏi, gầy yếu, gần như không có sức sống. Khi đó, cân nặng cô gái chỉ còn 38kg.

Tại bệnh viện, các bác sĩ nỗ lực tìm ra phương pháp xử lý tốt nhất để có thể giúp cô gái chữa khỏi bệnh và khôi phục lại gương mặt.

Bước ban đầu, các bác sĩ đang tiếp tục nỗ lực tìm giải pháp giúp ngăn chặn tình trạng hoại tử tiếp tục lan rộng trên gương mặt Ret. .

Các bác sĩ điều trị cho Ret cho biết: “Viêm cân mạc hoại tử còn được gọi là “bệnh vi khuẩn ăn thịt người” là hiện tượng nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm và đe dọa cuộc sống có liên quan đến da và các mô mềm dưới da.

Sự lây nhiễm nhanh chóng lan rộng trên cân mạc, phá hủy các chất béo và cơ bắp. Lúc đầu, nó có thể trông giống như một bệnh về da phổ biến được gọi là viêm mô tế bào, làm cho việc chẩn đoán bệnh từ sớm trở nên khó khăn.

Chuyên gia lý giải về việc nữ sinh bị hoại tử khuôn mặt sau khi nhổ răng – Ảnh 1.

Suth Ret bị hủy hoại khuôn mặt. Ảnh: Daily mail.

Đôi khi, các chất độc do vi khuẩn tiết ra sẽ phá hủy mô mà chúng xâm nhập được, gây tử vong. Khi điều này xảy ra, nhiễm trùng là rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến mất chân tay hay tử vong”.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, bác sĩ Đàm Thành, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Bưu điện Hà Nội cho biết: “Ở nước ta, từ trước đến nay chưa từng có trường hợp nào mặt bị biến dạng sau khi nhổ răng.

Nếu có như vậy thì cũng là do bệnh nhân đã mắc bệnh lý khác, chẳng may sau khi nhổ răng mới tái phát.

Đương nhiên hai bệnh lý này không có liên quan đến nhau. Tuy nhiên, bệnh mà cô gái Campuchia mắc phải do nhiễm trùng, có thể trong quá trình nhổ răng bác sỹ đã không cẩn thận”.

Thông thường, khi đi nhổ răng các bác sĩ sẽ tiến hàng khám, hỏi về tình hình sức khỏe. Tùy vào từng lứa tuổi có cách nhổ răng khác nhau.

Người nhổ răng phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh của bác sĩ để nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng sau nhổ răng.

Thuốc dùng trong nhổ răng thường gồm: thuốc kháng, thuốc giảm đau, thuốc chống sưng nề và thuốc sát trùng trong miệng .
Chuyên gia lý giải về việc nữ sinh bị hoại tử khuôn mặt sau khi nhổ răng – Ảnh 2.

Suth Ret lúc khuôn mặt chưa bị hủy hoại. Ảnh: Daily mail.

Nên ăn no trước khi nhổ răng và ăn các thức ăn mềm 3 đến 5 bữa sau ngày nhổ răng và hạn chế giao tiếp nói nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình lành thương của vùng lợi và xương ổ răng ở răng vừa nhổ.

Phụ nữ không nên nhổ răng trong khi mang thai, khi cho trẻ em bú và trong những ngày có kinh nguyệt.

Ông cũng cho biết, viêm cân mạc hoại tử là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp, nặng nề và có thể đe dọa mạng sống gây ảnh hưởng đến mô dưới da, cân mạc và cơ.

Lúc đầu, nó có thể trông giống như một bệnh về da. Có thể bắt đầu là khu vực màu đỏ trên da, đôi khi sau một chấn thương hoặc vết thương hở.

Tấy đỏ và sưng có thể lây lan rất nhanh. Các triệu chứng khác bao gồm: cảm giác ốm, sốt, ra mồ hôi, ớn lạnh, buồn nôn, chóng mặt, suy nhược, mạch yếu.